123b – Tại sao việc đưa tất cả những cầu thủ ngôi sao vào ĐT Anh lại là cách tiếp cận mà hầu hết các HLV đều tránh. Vấn đề này đã gây tranh cãi nhiều thế hệ: làm thế nào để đưa tất cả những cầu thủ giỏi nhất vào đội hình xuất phát và tại sao những cầu thủ có tài năng thường bị loại khỏi đội hình?
được coi là một trong những nạn nhân đầu tiên và điển hình nhất của quan điểm thực dụng vĩnh cửu của ĐT Anh. “Nếu Hoddle là người Pháp, anh ta đã có hơn 100 trận cho ĐTQG và cả đội bóng sẽ được xây dựng quanh anh ta”, Michel Platini, người ba lần giành giải Quả bóng vàng, đã từng nói. Trên thực tế, từ năm 1979 đến năm 1988, Hoddle chỉ được đá 53 lần vì các HLV của ĐT Anh thích sự chuyên nghiệp hơn tài năng.
Một thế hệ sau, Sven-Goran Eriksson cũng phải đối mặt với một vấn đề tương tự. Paul Scholes cũng giống như Hoddle. Eriksson đã bố trí Scholes ở nhiều vị trí, tìm kiếm một vị trí cho tài năng này trong đội hình xuất phát, nhưng tất cả đều không phù hợp.
Scholes đã bị đẩy sang cánh trái để nhường chỗ cho Steven Gerrard và Frank Lampard mới nổi ở EURO 2004, một vị trí mà anh không thể tái hiện màn trình diễn của mình ở MU trong màu áo đội tuyển Anh. Bị coi là người thừa, Scholes đã từ giã ĐTQG ở tuổi 29.
Việc Lampard và Gerrard không có phong độ tốt nhất tại World Cup 2006 cũng bị đổ lỗi cho Eriksson. Mặc dù HLV này đã thay đổi sơ đồ 4-4-2 ưa thích thành 4-1-4-1 để đưa Owen Hargreaves vào vị trí tiền vệ phòng ngự, tạo điều kiện cho cặp tiền vệ tấn công này được tự do hơn, nhưng ĐT Anh đã bị loại ở tứ kết.
Trong khi đó, nhiều cầu thủ khác ngồi trên băng ghế dự bị. Mặc dù thành tích mỏng hơn và ít kinh nghiệm hơn nhiều, Theo Walcott và Aaron Lennon khi đó mới 16 tuổi đã có tốc độ, thứ mà hàng công ĐT Anh còn thiếu ở giải đấu đó. Nhưng Eriksson không đủ dũng cảm để loại Wayne Rooney và thay bằng cầu thủ trẻ.
HLV Gareth Southgate cũng rất miễn cưỡng trong việc nhả phanh tay, khi không dám gạt bỏ ngôi sao, đặc biệt ở giai đoạn cuối của sự nghiệp. Tại EURO 2024, Southgate có Harry Kane, cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất Bundesliga, Jude Bellingham, người đã ghi 23 bàn và cùng Real Madrid giành cúp đúp, Phil Foden, cầu thủ xuất sắc nhất năm của Premier League, và Bukayo Saka, cũng ngời ngời danh tiếng.
Đối với những người chỉ trích, việc Southgate không thể tìm ra một hệ thống để sử dụng tốt các ngôi sao này là lý do thất bại. Đã đến lúc ĐT Anh cần thay đổi. Nhưng sau trận thua đáng xấu hổ 2-1 trên sân nhà trước Hy Lạp, triết lý huấn luyện thực dụng của Southgate chưa bao giờ được chứng minh là đúng đắn hơn thế.
ĐT Anh đã bị đánh bại hoàn toàn bởi một đội xếp hạng thấp hơn 44 bậc trên BXH của FIFA – và với 3 bàn thắng của Hy Lạp bị VAR từ chối. Trong trận đấu thứ ba của Lee Carsley, HLV này đã thiết lập một hệ thống đầy tham vọng với chỉ Declan Rice, một số 6 bẩm sinh giữ vững vị trí tiền vệ.
Hàng công được bố trí đầy đủ ngôi sao mà Southgate chỉ dám dùng kiểu luân chuyển, chỉ vắng Kane vì chấn thương. Kết quả là một màn trình diễn rời rạc của các ngôi sao, những người là trùm ở CLB nay phải giẫm chân trên lãnh địa của nhau. Đôi khi, cầu thủ giỏi nhất không phải lúc nào cũng là người phù hợp nhất.
Việc tìm ra một hệ thống để kết hợp các ngôi sao này là một điều táo bạo, nhưng vẫn còn thời gian để thực hiện. Carsley xây dựng một hệ thống cho phép các ngôi sao tấn công chơi như ở CLB, nhưng hoàn toàn không chú trọng việc lập ra một đơn vị ổn định được xây dựng dựa trên việc giữ sạch lưới như thời của Southgate.
Mặc dù hệ thống của Carsley được rất nhiều NHM Anh ca ngợi vào hôm thứ Năm, nhưng thất bại đã cho thấy tham vọng của HLV này là không thực tế. Vẫn còn thời gian để HLV tiếp theo của ĐT Anh phát triển và cải thiện những gì Southgate đã làm, nhưng trận thua Hy Lạp sẽ trở thành một ví dụ điển hình.
Tiếng kêu gào nhồi nhét siêu sao Ngoại hạng Anh vào đội hình của Tam Sư sẽ luôn ở đó, nhưng như tuần này đã cho thấy, và nhiều huấn luyện viên trước đây đã hiểu, một cách tiếp cận thực dụng hơn có thể vẫn là con đường tốt nhất để thành công.