Site icon F8BET

Đá bóng vì tiền là tội lỗi?

123b – Tuyên bố cấm cửa Steven Bergwjin lên đội tuyển quốc gia vì anh này sang Saudi Arabia chơi bóng là một quyết định rất khắc nghiệt của HLV Ronald Koeman, nhưng ông cũng có lý do riêng của mình.

1. Koeman xác nhận ông đã đưa ra quyết định này sau khởi đầu kém cỏi của Bergwjin tại Ajax và việc chuyển đến chơi cho Al-Ittihad tại Saudi Arabia. “Cánh cửa về cơ bản đã đóng lại với cậu ta. Cậu ta hiểu tôi nghĩ gì về điều này,” Koeman nói. “Khi bạn 26 tuổi, tham vọng chính của bạn nên là thể thao, không phải tài chính. Đây là những lựa chọn mà các cầu thủ đưa ra”.

Ông cũng phân biệt rõ với trường hợp của Georginio Wijnaldum, hiện 33 tuổi và vẫn được gọi vào đội tuyển Hà Lan dự EURO 2024 dù chơi cho câu lạc bộ Saudi Arabia, Al-Ettifaq: “Anh ấy đã gặp vấn đề ở Paris Saint-Germain và đây là cơ hội duy nhất để anh ấy thi đấu. Hơn nữa, có sự khác biệt về tuổi tác”.

Tất nhiên là chúng ta không thể tránh khỏi cảm giác là ông Koeman đã cư xử quá hà khắc. Mức lương của Bergwjin ở CLB mới là gần 8 triệu bảng Anh một năm, tức gấp đôi mức lương cũ tại Ajax (khoảng 3,8 triệu bảng/năm). Một cầu thủ hoàn toàn có thể “nhảy việc” với thu nhập hấp dẫn cỡ vậy, mà không đáng phải chịu trừng phạt nặng đến nỗi bị cấm cửa lên ĐTQG vì “thiếu tham vọng”.

Nhưng khi một HLV khi đưa ra quyết định kiểu vậy, thì đấy không chỉ là một… quyết định. Đấy còn là thông điệp mà ông ta muốn truyền tải đến phần còn lại. Ở đây, ông Koeman rõ ràng muốn tuyên bố: đội tuyển không chào đón những cầu thủ đá bóng mà đặt quá nặng chuyện tiền bạc. Rời châu Âu để đi đá bóng ở Saudi Arabia ở tuổi 26 rõ ràng là biểu hiện của một cầu thủ chỉ đi đá bóng vì tiền.

Chuyện này thì hẳn là chẳng có lỗi gì cả. Bóng đá, trên hết, vẫn là một nghề nghiệp. Trong tranh cãi xung quanh vụ cấm cửa này, chúng ta nhìn thấy một mâu thuẫn thường thấy giữa hai thế hệ: ông Koeman, một người tuổi tác “cha chú”, cảm thấy khó chịu khi một đứa nhóc GenZ (Bergwjin sinh năm 1997) gần như từ bỏ sự nghiệp thi đấu đỉnh cao từ quá sớm vì tiền bạc.

2. Tôi cũng cố gắng hiểu động cơ của Bergwjin là gì, và sau khi đọc các thông tin về quá khứ của ngôi sao này, đã hiểu vì sao anh ta không thể vươn tới những đỉnh cao. 

Bergwjin sinh ra ở Amsterdam, trong một gia đình gốc Suriname có điều kiện. Sự nghiệp của anh cũng rất thuận lợi: Bergwjin chơi cho đội trẻ Ajax từ năm 2011, và sau khi mâu thuẫn với HLV đội trẻ, cậu bé rời Ajax, rồi ngay lập tức được PSV đón về lò của họ. 3 năm sau, anh đã đá chính cho đội B PSV. Rồi mùa 2017/18, Bergwjin ghi bàn thứ ba khi PSV đè bẹp Ajax 3-0 và đăng quang giải VĐQG Hà Lan.

Nói chung là không có quá khứ gian khổ hay kịch tính nào ở đây cả. Bạn sẽ thấy một “cậu ấm” đi đá bóng thuận lợi từ nhỏ, không có ám ảnh thực sự nào về tiền bạc đến nỗi phải biến thành một người đặt nó lên hàng đầu, khi độ tuổi sự nghiệp đang đạt độ chín.

Trong tựa game quản lý bóng đá nổi tiếng Football Manager, ngoài các cột chỉ số về kỹ thuật, sức mạnh, độ bền, thì một phần rất quan trọng bạn không thể bỏ qua là các mẫu hình tính cách. Trong quá trình chơi, tôi đã từng thấy muôn vàn cầu thủ có cột chỉ số trình độ cao ngất ngưởng, nhưng đóng góp hiệu quả rất ít trong trò chơi, chỉ vì cậu ta có tính cách “Unambitious” (thiếu tham vọng), tức là dù có trình độ, thì động lực để anh ta huy động năng lực của mình là không có.

Đấy là một phần vô cùng thực tế của trò chơi này, khiến nó trở thành một công cụ hỗ trợ thật sự tốt cho nhiều HLV trên toàn thế giới. Trình độ là thứ có cải thiện thông qua huấn luyện và tập luyện, nhưng tính cách của một con người là thứ KHÔNG THỂ CẢI THIỆN. Một cầu thủ cẩu thả sẽ cẩu thả trong hết phần đời còn lại của anh ta. Một cầu thủ thiếu tham vọng cũng sẽ không bao giờ đủ động lực để vươn đến đỉnh cao, nếu đấy là phạm trù tính cách.

Đôi khi tôi cũng tự đặt mình vào vai một HLV như thế (dù tôi chỉ là HLV online), và tự hỏi rằng mỗi khi nhìn thấy một ngôi sao “thiếu tham vọng”, dù cột chỉ số không tồi, bạn sẽ làm gì? Thường thì tôi sẽ bỏ qua luôn, vì bản chất của việc chơi một trò chơi là để mong cầu chiến thắng, và chúng ta có cơ hội thắng rất ít nếu trọng dụng những người như thế.

3. Còn nói về tiền bạc, thì theo một nghiên cứu của nhà kinh tế học Angus Deaton và nhà tâm lý học Daniel Kahneman đến từ trường Đại học Princeton đăng tải trên tạp chí Times năm 2010, mức thu nhập khiến chúng ta hạnh phúc sẽ là 75.000 USD/năm. 

Tức dù chúng ta có kiếm được nhiều gấp nhiều lần số này đi nữa, thì khả năng là mức hạnh phúc sẽ không tăng lên. Cristiano Ronaldo và Lionel Messi không hạnh phúc hơn Bergwjin – người thực tế đang kiếm được hơn 75.000 USD mỗi… tuần ở Ajax, là bao, nếu không thêm vào sự nghiệp của họ những danh hiệu, sự cầu tiến, và tham vọng. Đấy là lý do để những cầu thủ triệu phú này vẫn ra sân hàng tuần, với khao khát như thưở ban đầu.

Ông Koeman có thể đã lựa chọn những lời quá hà khắc để nói về chuyện này, nhưng quyết định của ông có lẽ là không sai. Đá bóng vì tiền không phải tội lỗi, nhưng tính cách “đá bóng vì tiền” không thể nằm trong lựa chọn của những người muốn mưu cầu chiến thắng, trở thành nhà vô địch và đi đến những chân trời, đỉnh cao mới.

* Bài viết lần đầu được đăng vào ngày 6/9/2024

Exit mobile version
Chuyển đến thanh công cụ