Messi dính kiếp nạn ‘sao kê’, bị tố cáo lừa đảo và rửa tiền

123b – Rắc rối lại tiếp tục đeo bám Lionel Messi khi Federico Rettori, một cựu nhân viên của quỹ từ thiện Messi, đã đứng lên vạch trần đường dây rửa tiền núp bóng quỹ từ thiện của ngôi sao người Argentina.

Federico Rettori đứng ra tố cáo cha con Messi

Lời tố cáo gây sốc từ nhân viên cũ Federico Rettori

“La Fundacion Leo Messi” (Quỹ Messi) được ngôi sao người Argentina, Lionel Messi và bố ruột của ngôi sao này, Jorge Messi, thành lập vào năm 2007 tại Barcelona, với mục đích giúp đỡ các trẻ em trên khắp thế giới bị rơi vào “tình huống rủi ro”. Đến tháng 5/2009, bố con Messi đã thành lập một chi nhánh của quỹ Messi tại Rosario, Argentina. Vào thời điểm đó, tổ chức phi chính phủ này vẫn chưa được đăng ký hoạt động tại Tây Ban Nha, điều bắt buộc theo luật. Mãi 6 năm sau khi hoạt động, quỹ Messi mới đăng ký ở Barcelona, vào năm 2013.

Mọi sự bắt đầu trở nên ồn ào khi Federico Rettori, một cựu nhân viên của quỹ Messi đứng ra tố cáo cha con Messi. Lời tố cáo đó có liên quan đến hoạt động của quỹ này trong năm 2019. Cụ thể, quỹ từ thiện của Messi bị cáo buộc có dấu hiệu trốn thuế, hoạt động rửa tiền và là công cụ hoạt động phạm tội khác ở Tây Ban Nha và Argentina.

Nói rõ thêm Rettori từng là cộng tác viên của quỹ Messi vào năm 2010 ở Tây Ban Nha và sau được thuê làm ở chi nhánh của quỹ này tại Rosario (Argentina) vào năm 2014. Ngoài Lionel và Jorge Messi, Rettori cũng nêu đích danh anh trai Messi, Rodrigo, có tham gia vào hoạt động lừa đảo, rửa tiền từ quỹ Messi.  

Về cơ bản, nội dung tố cáo của Rettori xoay quanh việc quỹ Messi đã không đầu tư 70% thu nhập của mình vào các mục đích xã hội theo yêu cầu của pháp luật. Cựu nhân viên này cũng đưa ra ví dụ về những gì mà anh ta đã trải qua khi làm việc ở đó. Rettori cho hay, cha của Messi đã cho mình quyền truy cập vào các tài liệu liên quan đến việc không đầu tư vào các dự án xã hội theo luật định.

Messi lại rơi vào cảnh "đáo tụng đình"

Theo Rettori, năm 2013 quỹ này có số dư 6,1 triệu euro và năm 2017 là 5,3 triệu euro. Rettori cũng nói trong đơn tố cáo về việc  đã nhiều lần cảnh báo cha của Messi về những dấu hiệu đáng ngờ nhưng đã bị phớt lờ. Đặc biệt, Rettori còn nhắc tới khoản chi phí “khủng” mua sắm đồ nội thất (1,8 triệu euro), tiền thuê văn phòng (480.000 euro), có tính chất rửa tiền. Ngoài ra, Rettori còn chỉ ra rằng tiền đạo hiện khoác áo CLB Inter Miami tại giải bóng đá nhà nghề Mỹ (MLS) đã ký nhiều thỏa thuận ở Qatar có dấu hiệu lách luật. 

Rettori đã tuyên bố với phương tiện truyền thông với đại ý, mình quyết định đứng ra tố cáo cha con Messi với mong muốn số tiền từ thiện cũng như trợ cấp xã hội đến với mọi người một cách minh bạch hơn. Và nó không bị biến thành công cụ để những kẻ có ý đồ xấu tìm cách trục lợi qua vỏ bọc từ thiện trá hình. 

Theo luật sư Ignacio Trimarco, có quá nhiều sai phạm có thể cấu thành tội phạm hình sự theo tài liệu mà Rettori cung cấp cho tòa án. Bên cạnh đó, theo luật định tại Argentina, trong trường hợp bị kết tội, ngôi sao từng 8 lần đoạt danh hiệu Quả bóng Vàng có thể nhận mức án tối đa lên tới 9 năm tù. Càng ồn ào hơn nữa khi sau đó liên tục rộ lên thông tin về việc gia đình Messi đã tiếp cận, mua chuộc Rettori bằng “tiền tấn” để đổi lấy sự im lặng của nhân viên cũ này. Chừng đó đủ thấy việc không có tật thì làm sao phải giật mình của cha con Messi.

Messi liên tục gặp bê bối

Chồng chất bê bối sao kê

Trên thực tế, đây không phải lần đầu Messi dính vào rắc rối liên quan đến sao kê từ quỹ từ thiện của mình. Năm 2017, cựu ngôi sao Barca thất bại trong vụ kiện tờ ABC (Tây Ban Nha) vì đăng tải các bài báo điều tra về những dấu hiệu bất thường trong quỹ từ thiện.

Tờ ABC tố cáo quỹ Messi “đã giấu hàng triệu euro thu nhập được tạo ra từ sự quyên góp của các nhà trợ. Số tiền đó không được công bố nên không thể xác nhận được chúng có được chi cho các dự án xã hội giúp đỡ trẻ em khó khăn hay không”. Ít nhất 10 triệu euro đã bị che giấu nhờ các hoạt động mờ ám của quỹ Messi kể từ khi được thành lập (năm 2007) cho đến năm 2015.

Messi may mắn không phải ngồi tù

Sau hơn một năm xem xét, tòa án Tây Ban Nha bác đơn kiện của Messi, yêu cầu anh phải trả toàn bộ án phí. 

Nhắc tới không thể bỏ qua vụ Messi bị tố gian lận 4 triệu euro trong khoản thu nhập 10 triệu euro từ tiền bản quyền hình ảnh trong năm 2013. Messi sau đó bị tòa án Tây Ban Nha xử 21 tháng tù. Đây được cho là một mức xử nhẹ tay. Bởi lẽ, theo quy định của luật pháp Tây Ban Nha, những người nhận án tù dưới 24 tháng (2 năm) và chưa có tiền án tiền sự thì có thể được thi hành án dưới hình thức nộp tiền phạt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *