Nhìn đội tuyển Đức & bài học về Mesut Ozil

123b – Khi quốc ca Đức vang lên ở trận đấu với Hà Lan tại UEFA Nations League. Khán đài Allianz xuất hiện tấm “tifo” in 4 cầu thủ Thomas Muller, Manuel Neuer, Toni Kroos và Ilkay Gundogan. Họ vừa chia tay ĐT Đức và được CĐV nói “Cảm ơn vì tất cả”. Mesut Ozil thì không được như thế.

Tuy cùng thế hệ với bộ tứ nói trên, Ozil lại không may mắn được tôn vinh. Dù rằng bàn về tài năng, độ nổi tiếng thì Ozil đều không thua kém. Muller, Neuer và Ozil đều nổi lên cùng  tại World Cup 2010 trên đất Nam Phi. Tại giải đấu năm ấy, Đức trình làng một tập thể của các cầu thủ mới cóng nhưng khiến cả thế giới phải trầm trồ. Từ tài năng bắt bóng láu cá của Neuer, khả năng săn bàn của Muller cho đến đôi chân kỹ thuật tài hoa cùng đôi mắt trố của Ozil.

Riêng Ozil sau giải đấu đã có một bản hợp đồng đến đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha Real Madrid, trở thành “cạ cứng” với Cristiano Ronaldo và vươn lên thành 1 trong 8 ngôi sao được hâm mộ nhất thế giới đương thời. Lúc ấy, và Ilkay Gundogan khi ấy chỉ vừa “mới nhú”.

Ozil không được CĐV Đức dành tình yêu như với Gundogan hay Kroos, Neuer...

Vậy thì điều gì đã đẩy chàng trai với bước tiến kỳ diệu và đôi chân tài hoa đó đi đến một kết cục chạnh lòng như thế? Về cơ bản, đây là một bài học cho tất cả các cầu thủ bóng đá trên thế giới này. Vào tháng 12/2019, Ozil đã đăng tải một trạng thái phản đối Trung Quốc. Điều này đã khiến người Trung Quốc tức giận, những nhãn hàng lên tiếng, CCTV cắt sóng các trận của Arsenal và kết cục là Ozil cũng không được ra sân từ trạng thái “vạ miệng” ấy. 

Nhưng đó không phải là lần đầu Ozil liên quan đến chính trị. Năm 2018, trước giải đấu trên đất Nga, Ozil đi chụp ảnh với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Việc này đã đánh động vào hai điều. Đầu tiên là sự kỳ thị của chủ nghĩa dân túy đang nổi ở Đức với những người dân nhập cư, mà bản thân Ozil là đại diện tiêu biểu. Và thứ hai, anh đã chụp với vị tổng thống đang “có nợ” chính trị với Đức. Để rồi lúc đội tuyển Đức thảm bại, Ozil chính thức trở thành cái cớ. Cái này có trách anh không? Trách anh sao thiếu nhạy cảm vậy.

Những ngày cuối ở Arsenal hay những ngày cuối sự nghiệp tại Thổ Nhĩ Kỳ, đôi chân Ozil vẫn “ngoan” nhưng tâm trí anh đã không còn ở trái bóng tròn nữa. Anh can thiệp và anh nói nhiều những vấn đề liên quan đến chính trị. Điều Ozil chưa hiểu rõ, trong khi tác động vào đôi chân anh thì chắc chắn là rất rõ. Fenerbahce phải từ chối nhiều yêu cầu của truyền thông khi được hỏi về Ozil.

Sau tất cả, chúng ta cần học HLV Jurgen Klopp. Trong một buổi phỏng vấn, ông nhận được câu hỏi về vấn đề nhân quyền ở Qatar, ông đáp: “Câu trả lời nên đến từ những người hiểu biết về chủ đề này. Tôi là một người có tầm ảnh hưởng trong bóng đá, nhưng chính trị thì không. Nếu tôi có nói ra điều gì thì nó cũng không thể giải quyết vấn đề, chỉ càng tạo ra những yếu tố tiêu cực hơn thôi”. Thông minh và khéo léo.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *