123b – Các CLB nữ Trung Quốc có thể thi đấu gần 40 trận/năm. Con số này cao gấp đôi so với các CLB Việt Nam đang có được.
AFC Champions League nữ hay cho các CLB nữ Việt Nam. Không chỉ là tăng về số lượng trận đấu, các mặt trận này đem đến cho cầu thủ thêm cơ hội cọ xát, đối đầu với những đội bóng đến từ khu vực, châu lục.
Tăng số lượng…
Nỗ lực của LĐBĐ Việt Nam (VFF) cùng những nhà tài trợ đồng hành đảm bảo cho 7-8 đội bóng nữ Việt Nam duy trì số lượng từ 17-20 trận đấu/năm. Cụ thể, giải bóng đá nữ vô địch quốc gia với thể thức hai lượt đi và về dành cho 8 đội bóng giúp các cầu thủ có tổng cộng 14 trận đấu. Ngoài ra, sự xuất hiện của Cúp Quốc gia nữ, với 3 trận vòng bảng cùng với vòng bán kết, chung kết, tranh hạng Ba đem đến cho những Hà Nội, TP.HCM, Phong Phú Hà Nam, Thái Nguyên T&T, Sơn La,… thêm từ 3-6 trận đấu nữa.
Con số 17-20 trận/năm của bóng đá nữ không phải là ít. Nhất là trong bối cảnh việc duy trì tổ chức giải đấu mỗi năm cộng với tìm kiếm nhà tài trợ từ phía VFF không hề đơn giản. Tuy nhiên, số lượng này cũng chưa thể nói là nhiều để bóng đá nữ Việt Nam thoả mãn, trong chiến lược giữ vững vị thế số 1 Đông Nam Á và top 8 châu Á của ĐTQG nữ nước nhà.
Hiển nhiên, các CLB nữ Việt Nam cần nhiều hơn số trận đấu hay giải đấu mỗi năm. Bởi thực tế, tính trong phạm vi 12 tháng, số trận đấu thực tiễn chỉ kéo dài tổng cộng 4-5 tháng. Quãng thời gian còn lại, nếu không tập trung cho ĐTQG nữ Việt Nam, các cầu thủ chỉ duy trì hoạt động tập luyện hoặc tự tổ chức thi đấu giao hữu.
Phân tích như trên để thấyhay ở cấp độ thấp hơn là giải bóng đá nữ quốc tế Hà Nội – Cúp T&T Group dành cho CLB Hà Nội và Thái Nguyên T&T có giá trị lớn. Trước mắt đến từ câu chuyện số lượng trận đấu. Bản thân Hà Nội và Thái Nguyên T&T sẽ có thêm 3 trận đấu trong năm. Điều này không chỉ giúp họ có sự chuẩn bị tươm tất hơn hướng tới Cúp Quốc gia nữ vào cuối năm mà còn tạo thêm cơ hội để các cầu thủ rèn luyện. Tương tự trước mắt, nữ TP.HCM còn có tới 6 trận đấu ở vòng bảng AFC Champions League. Việc thêm số trận đồng nghĩa thêm thời cơ để tăng bản lĩnh cho Huỳnh Như và các đồng đội.
Nâng về chất
Trao đổi với phóng viên Bóng đá, HLV Yu Yun của đội Bắc Kinh cho hay: “Tại Trung Quốc, hệ thống giải bóng đá nữ được chia ra làm 4. Trong đó, giải VĐQG có tới 12 đội tham gia. Mỗi mùa, giải theo thể thức lượt đi và về, sân nhà – sân khách giúp các đội có 22 trận. Năm vừa rồi, Bắc Kinh đứng hạng 6. Đầu năm và cuối năm, 2-3 giải đấu nữa cũng sẽ được tổ chức. Mỗi giải quy tụ tới… 16 đội tham dự. Nhờ vậy, số trận đấu của mỗi CLB nữ Trung Quốc có thể lên tới gần 40 trận đấu!”.
Con số kể trên hiển nhiên gấp đôi so với quỹ trận đấu của các CLB nữ Việt Nam. Đấy là chưa kể các đội của Trung Quốc còn tích cực tham dự các giải quốc tế từ giao hữu đến hệ thống của AFC. Rõ ràng, đây là tấm gương để bóng đá nữ Việt Nam học hỏi.
Bên cạnh câu chuyện về lượng, các đội nữ Việt Nam cũng sẽ có dịp nâng thêm về chất, khi phạm vi đối thủ được mở rộng từ cấp khu vực đến châu lục. Cần nhấn mạnh sau 10 năm, một giải giao hữu quốc tế dành cho bóng đá nữ mới hiện diện ở Việt Nam. Đối thủ của Thái Nguyên T&T hay Hà Nội cũng không phải gói gọn trong nước. Thay vào đó, họ có dịp chạm trán với các đội mạnh của Philippines (Manila Digger) hay Bắc Kinh (top 6 giải Trung Quốc).
Trong khi đó, CLB TP.HCM sẽ đối đầu với các CLB nữ thậm chí còn mạnh hơn như Urawa Red Diamonds (Nhật Bản), Taichung Blue Whale (Đài Bắc Trung Hoa) hay Odisha (Ấn Độ).
Đi càng nhiều, càng xa, CLB nữ Việt Nam càng tiến bộ. CLB mạnh, ĐTQG nữ Việt Nam ắt cũng tiến triển hơn.